Công ty TNHH XD TM Kỹ Thuật Sơn Hà

Giếng trời là gì? Có nên làm giếng trời không?

Giếng trời là gì? Có nên làm giếng trời không? - giếng trời,giếng trời thông minh,giếng trời tự động,thi công giếng trời,cổng tự động,mái che,mái xếp,motor cổng,cổng xếp inox,barie

Giếng trời xuất hiện khá nhiều trong các công trình dân dụng, nhà ở hiện nay. Ngoài vai trò giúp thoáng mát, mang ánh sáng tới ngôi nhà thì giếng trời còn có tác dụng về mặt phong thủy. Chính vì vậy, trước khi nghĩ đến thiết kế làm giếng trời bạn cần tìm hiểu đôi chút về giếng trời là gì? có ý nghĩa gì trong phong thủy? và có nên làm giếng trời hay không?
 

Giếng trời là gì?

 

Giếng trời là một khái niệm dùng dể chỉ 1 bộ phận kiến trúc trong các công trình nhà ở, trung tâm thương mại,…Đây là một khoảng không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng, thông tầng từ tầng trệt đến mái của nhà ở hoặc tòa nhà cao tầng.


Cấu tạo của giếng trời:

 

Giếng Trời được tạo thành từ 3 bộ phận chính đó là: Đáy Giếng, Thân Giếng và Đỉnh Giếng. Chi tiết các bộ phận như sau:

  • Phần Đáy Giếng: Đây là tầng thấp nhất của ngôi nhà. Ý nghĩa của Giếng Trời vốn là để giúp lấy ánh sáng và thông khí. Chính vì vậy, vị trí Đáy Giếng thường được kết hợp để thiết kế thành phòng khách, hoặc phòng ăn….
  • Thân Giếng: Thân Giếng sẽ kéo dài xuyên suốt chiều cao của ngôi nhà. Từ đó ánh xạ ánh sáng tới khắp tất cả các phòng trong nhà bạn. Ở vị trí đón nắng gió trực tiếp như thế này, chúng ta có thể thiết kế thêm những giàn cây phong thủy, bể cả,… để tăng thêm tính thẩm mỹ.
  • Đỉnh Giếng: Đỉnh Giếng là phần cao nhất của ngôi nhà, được cấu tạo từ hệ khung mái và phần che. Từ ngoài nhìn vào, người ta sẽ chú ý đến phần Đỉnh Giếng đầu tiên. Chính vì thế, việc thiết kế đỉnh giếng thế nào? Lựa chọn chất liệu nào để che phủ cũng rất được quan tâm.


Công dụng và chức năng của giếng trời:

 

Giếng trời có các chức năng và công dụng có thể kể đến dưới đây:

 

1. Lấy nguồn sáng thiên nhiên cho căn nhà:

 

Việc thiếu ánh sáng là vấn đề thường gặp tại các công trình nhà ở đô thị. Với mật độ xây dựng cao khiến không gian không nhận được lượng ánh sáng cần thiết. Với việc bố trí thiết kế giếng trời ánh sáng sẽ được cải thiện đáng kể. Đưa ánh sáng thiên nhiên vào một hoặc nhiều khu vực nhất định trong các tầng của tòa nhà.
 

2. Đón gió, giúp không khí lưu thông:

 

Lưu thông không khí trong nhà ở luôn là một điều cần thiết. Khi xây dựng, các đơn vị thiết kế thường rất lưu ý đến vấn đề này. Với ngôi nhà có giếng trời, lượng gió thiên nhiên tràn vào nhà thường sẽ nhiều hơn. Từ đó thúc đẩy lưu thông không khí một cách tự nhiên. Cho căn nhà thêm thông thoáng, mát mẻ và dễ chịu.
 

3. Tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà:

 

Nếu được thiết kế một cách khoa học, giếng trời sẽ trở thành một điểm nhấn nổi bật. Khiến căn nhà trở nên sinh động và đẹp hơn nhiều. Biến nó trở thành một nét kiến trúc tinh tế và đầy tính thẩm mỹ.


Một số nhược điểm của giếng trời:

 

Tuy mang lại nhiều ưu điểm, nhưng nó vẫn không tránh khỏi một số điểm hạn chế như sau:
 

Khuếch đại âm thanh: Với thiết kế sâu và có nhiều nét tương đồng với những chiếc giếng nước thông thường. Nhược điểm rõ nhất của Giếng Trời chính là khuếch đại âm thanh. Chắc chắn bạn sẽ chẳng vui vẻ gì mà khi những câu chuyện cần riêng tư thì cứ vang văng vẳng khắp nhà. Bạn nói chuyện ở tầng một nhưng tận tầng trên vẫn nghe thấy rõ.

Khó thoát nước: Như chúng ta đã biết, Giếng Trời có thiết kế đặc biệt với phần Đỉnh Giếng nằm ở vị trí cao nhất của ngôi nhà. Đây chính là nơi đầu tiên hứng chịu mọi sự thay đổi của thời tiết. Chính vì thế, nếu phần Đáy Giếng không được xây dựng một cách hợp lý, thì ngôi nhà của bạn sẽ phải đối mặt với “thảm họa” vào mỗi mùa mưa lũ,..

Giảm tuổi thọ của các đồ vật trong gia đình: Có rất nhiều nhu yếu phẩm chúng ta cần sử dụng hàng ngày. Và hầu hết trong số chúng đều có ghi chú “Tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp”. Chưa kể đến nhiều vật dụng cá nhân như đèn, quần áo,… cũng sẽ bị bai màu nhanh khi gặp nắng. Vào mùa hè, lượng ánh sáng nóng mà Giếng Trời đón vào nhà là vô cùng lớn. Kéo theo đó chính là sự giảm tuổi thọ của các đồ vật trong gia đình bạn.

Tăng hiểm họa cho không gian sinh hoạt: Giếng Trời là khoảng không gian hoàn toàn mở. Vì vậy, nếu ở những khu vực giáp ranh với Giếng không được trang bị vách ngăn bảo vệ thì sẽ rất dễ gây nguy hiểm cho chính những người chủ của ngôi nhà.

Tuy nhiên, những mặt hạn chế trên hiện đã có cách khắc phục hợp lý.

 

Ý nghĩa của giếng trời trong Phong Thủy:

 

Trong khoa học phong thủy, nếu biết khéo léo vận dụng ngũ hành cho không gian giếng trời, sẽ đem lại sự hài hòa và cân bằng về trường khí cho nội thất.
 

Với vai trò phân bố ánh sáng và thông thoáng cho nhà, giếng trời thường được bố trí tại trung tâm của mặt bằng nhà (trung cung). Đây là khu vực mang đặc tính của hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.
 

Bốn hành còn lại trong ngũ hành đều lấy Thổ làm cầu nối để tăng giảm, qua lại tương tác với nhau thông qua vật liệu, màu sắc, đường nét của những không gian trống mà giếng trời là đặc trưng. Từ đó, các bố trí nội thất sẽ cân nhắc tính chất Ngũ hành để điều chỉnh cho hài hòa.
 

0933 453 940